Lộc Uyển Pháp Viện

183 Station Road
Deer Park VIC 3023 Australia

Kinh Pháp Cú Câu Kệ 61

Phật tử: Minh Lực

KỆ 61

Tích Chuyện Người Sa Di Của Tôn Giả Đại Ca Diếp

Vào một thời kia, Đức Phật ngụ tại Kỳ-viên-tự, nước Xá-vệ, trong một kỳ giảng-pháp, có đề-cập đến người Sa-di của Ngài Ma Ha Ca Diếp. Thuở ấy, ngài Ma Ha Ca Diếp ngụ gần thành Vương-xá, có hai người Sa-di theo hầu; một người biết tuân theo lời dạy, kính-cẩn, lễ-độ với ngài Ma Ha Ca Diếp; còn người kia thì chẳng được như thế.

Chú Sa-di thứ hai tính tình lười biếng và có tâm mưu mô nhưng muốn được thầy khen. Như mỗi lần chú Sa-di thứ nhất  nấu nước cho ngài Ma Ha Ca Diếp tắm khi gần xong thì chú Sa-di thứ hai đi mời thầy tắm để giành công. Khi ngài Ma Ha Ca Diếp biết đựơc thì quở và chỉ-dạy bổn-phận của người tu-hành đối với bực trưởng-thượng và bạn đồng tu cho chú Sa-di thứ hai biết thì chú tỏ ra rất bất-mãn. 

Một hôm, chú Sa-di thứ hai đến nhà một người cư sỉ, nói dối rằng ngài Ma Ha Ca Diếp bị bịnh; người cư sỉ nầy rất kính mến ngài Ma Ha Ca Diếp cho nên  liền dưng-cúng thực-phẩm ngon, nhờ đem về cho ngài Ma Ha Ca Diếp dùng. Người Sa-di ấy nhận lời, nhưng dọc đường ăn hết cả. Đến khi Tôn-giả biết chuyện đó, mới quở-trách về tội nói dối, thì anh ta lại tỏ ra căm-giận. Sáng hôm sau, khi ngài Ma Ha Ca Diếp  và người Sa-di thứ nhất đi khất-thực, thì anh ta ở lại tịnh-xá, đập vỡ cả chậu, bát, son chảo, rồi nổi lửa đốt cháy cả căn lều, do đó ngài Ma Ha Ca Diếp dẩn chú Sa-di thứ nhất mà bỏ đi. 

Bấy giờ có một số vị tỳ-kheo ở Vương-xá-thành, đến Kỳ-viên-tự yết-kiến Đức Phật, thuật lại việc ngài Ma Ha Ca Diếp bị người Sa-di đốt cháy cả tịnh-xá. Khi nghe như vậy Đức Phật mới nói rằng chú Sa-di đó không chỉ kiếp nầy làm khổ ngài Ma Ha Ca Diếp mà vô lượng kiếp trước đã làm khổ ngài Ma Ha Ca Diếp, tiền thân ngài Ma Ha Ca Diếp là một chú chim rất là khôn làm tổ trên đỉnh núi, còn chú Sa di đó là con khỉ rất điêu hoa, sảo trá và lười biếng, điển hình là lúc trời nắng thì không làm chổ trú ẩn, lúc trời mưa thì tìm chổ nầy chổ kia xin nương tựa. Một hôm vào mùa mưa chú khỉ đến chổ của con chim xin trú ẩn, thì con chim mới nói rằng sao lúc trời nắng bạn không chuẩn bị làm chổ ở mà đến lúc mưa thì lại đi xin chổ nầy chổ kia nương tựa, làm phiền người khác. Thay gì trân trọng lời nhắc nhỡ và tri ân cuả con chim, thì con khỉ lại nổi sân phá tổ chim và muốn giết con chim, nhưng con chim rất khôn ngoan và biết đựơc tâm của con khỉ mà bay đi tránh được.

Đức Phật nhắc lại câu chuyện trên, tiền thân con chim chính là ngài Ma Ha Ca Diếp và con khỉ là chú Sa-di thứ hai, nhiều đời kiếp tánh vẩn xấu, cho đến hôm nay đựơc duyên trở thành con người đi xuất gia theo ngài Ma Ha Ca Diếp mà không ngoan ngoãn tu tập và nghe lời một vị thầy tốt như vậy. Cho nên sau kiếp đó chú đệ tử đó bị đọa vào địa ngục.

Lúc bấy giờ Đức Phật mới bảo, nếu chẳng gặp được người tốt, thì cứ nên sống một mình, còn hơn là làm bạn với người ngu. Rồi Đức Phật mới nói lên bài Kệ sau đây:

Nếu tìm không gặp bạn,
Hơn mình hay ngang mình,
Thà quyết sống một mình,
Chớ thân cận kẻ ngu.

(1) Ý-nghĩa của Tích chuyện: Tích chuyện nói lên thái-độ tu-hành của người Sa-di thứ hai: chẳng biết nghe lời thầy dạy, tỏ ra bất-mãn khi bị quở trách về tội nói dối. Ý-nghĩa của Tích chuyện là chớ nên thân-cận với người ngu, kẻ khờ, vì sẽ gặp những điều bất-lợi do họ gây ra cho mình.

(2) Ý-nghĩa của bài Kệ: Bài Kệ khuyên ta trên đời cho dù người ngoài đời hay xuất gia đều phải có bạn, nhưng mình nên chọn người có trí tuệ, tài năng, đức độ phải hơn mình đễ làm bạn, những người không bằng mình và không bao giờ cầu tiến, hướng thiện, hướng thượng thì không nên kết thân, bởi vì không khéo mình ở gần người đó mình sẽ bị ảnh hưởng, trong dân gian có câu “gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”. 

Lời khuyên của Đức Phật về việc chọn bạn có tầm-mức rộng-rãi hơn: thà ở một mình, nếu chẳng gặp người bằng mình hay hơn mình mà kết bạn.

Bằng mình, hay hơn mình, ở đây, có nghĩa là bằng hay hơn về đức-hạnh, chớ chẳng có nghĩa là giàu-có, sang-trọng hơn mình, vì nếu chọn như thế sẽ mang tiếng là quá trọng danh-lợi, quyền-thế, điều mà người Phật tử phải tránh.

Hội Phật học Nalanda được Thượng Tọa Thích Linh Tấn thành lập năm 2012 tại London, Anh, để tạo nơi tu học và thực hành giáo Pháp Phật cho Phật tử. Sau khi lập đạo tràng tại Anh, Thầy trở về Úc hoằng Pháp. Năm 2014, Thầy thành lập Lộc Uyển Pháp Viện tại Deer Park, Victoria, đáp ứng nhu cầu tu học của Phật tử Úc. Lộc Uyển Pháp Viện là chỗ nương tựa vững chắc cho Phật tử thực hành thiền định, tụng kinh, giảng dạy, làm Phật sự và tổ chức các đại lễ Phật giáo.

Lộc Uyển Pháp Viện

183 Station Road

Deer Park VIC 3023

Australia

Email: [email protected]

 

Hội Phật Học Nalanda UK

Mã số: 1195038

83 Brookhill Road

Woolwich SE18 6 TT London

United Kingdom

Email: [email protected]

© 2025 Lộc Uyển Pháp Viện. All rights reserved.
Hội Phật học Nalanda được Thượng Tọa Thích Linh Tấn thành lập năm 2012 tại London, Anh, để tạo nơi tu học và thực hành giáo Pháp Phật cho Phật tử. Sau khi lập đạo tràng tại Anh, Thầy trở về Úc hoằng Pháp. Năm 2014, Thầy thành lập Lộc Uyển Pháp Viện tại Deer Park, Victoria, đáp ứng nhu cầu tu học của Phật tử Úc. Lộc Uyển Pháp Viện là chỗ nương tựa vững chắc cho Phật tử thực hành thiền định, tụng kinh, giảng dạy, làm Phật sự và tổ chức các đại lễ Phật giáo.
© 2025 Lộc Uyển Pháp Viện. All rights reserved.