Lộc Uyển Pháp Viện

183 Station Road
Deer Park VIC 3023 Australia

Kinh Pháp Cú Câu Kệ 63

Phật tử: Diệu Pháp

Người ngu biết mình ngu
Nhờ vậy thành có trí
người ngu cho mình trí
thật đáng gọi chí ngu.
yo bālo maññati bālyaṃ paṇḍito vāpi tena so
bālo ca paṇḍitamānī sa ve bālo ti vuccati
(DhP 63)

Sở dĩ Đức Phật nói câu kệ này là do tích truyện như sau: có 2 người bạn ăn trộm, đi vào trong Pháp hội để nghe pháp, một người láng tâm nghe pháp chứng quả Dự Lưu, người khác chỉ nghĩ đến chuyện tranh thủ cơ hội để móc túi thính giả. Cuối cùng tên trộm chuyên nghiệp có được buổi cơm thường ngày, còn vị cải tà quy chánh thì bếp lạnh nồi không, còn bị tên kia nhạo bang, chê cười rằng:
“Anh khôn ngoan quá, đến nổi không có cơm mà ăn”. Biết rằng kẻ đồng nghiệp mình là kẻ ngu. Anh ta đến Kỳ viên gặp Đức Thế Tôn khể chuyện. Lúc ấy Phật dạy trên.

Qua câu chuyện này, chúng ta thấy mình là người ngu, nếu biết mình ngu, thì cố gắng học hỏi, rèn luyện, thì mở mang được tâm trí, thoát dần sự ngu dốt. Giống như người bệnh biết mình bệnh thì nghĩ đến việc uống thuốc, bồi dưỡng sức khoẻ, nghỉ ngơi hợp lý, đến bác sĩ thì bệnh sẽ thuyên giảm và hồi phục lại sức khoẻ.

Mặt khác, theo quan điểm Phật giáo, người ngu là người không nhận ra, không hiểu biết qui luật vô thường, khổ và vô ngã… không biết thế nào là nhân duyên, nghiệp quả, không biết tội phước., không biết con đường thoát khổ đau, không biết tại sao khổ…. Không biết vi sao trôi lăn mãi trong sinh tử luân hồi.

Câu kệ này, dạy cho chúng ta biết về những khiếm khuyết, thiếu sót, si mê.. để từ đó tự xây dựn, vun bồi giá trị cho bản thân, sau đó là sự tu tập theo chánh pháp để nâng cao giá trị tâm linh, nhờ vậy mà thoát dần khổ đau, ra khỏi sinh tử luân hồi, mà đức dạy “biết mình ngu, nhờ vậy thành có trí”

Là người con Phật, đi theo Đấng Giác Ngộ, tự giác, giác tha và giác hạnh viên mãn, nhờ học hỏi giáo lý của Ngài, chúng ta biết mình đang ở cõi dục, rất vô minh và nhiều tà kiến, ngã mạn, tham sân si đầy dẫy… mình phải biết tâm ô nhiễm của mình từ vô thỉ kiếp đến nay, để thường xuyên điều phục tâm, tu hạnh lành thiện, bố thí, trì giới vv…vvv thiền định để càng ngày càng bớt nhiều phiền não tham sân si tật đố.. nhích gần đến mục đíc giác ngộ, giải thoát dù hành trình chúng ta còn rất dài, rất xa. Vì đức Phật cũng đã trải qua Tam-atăng kỳ kiếp mới thành Phật.

Là người con Phật, muốn trở thành người trí, chúng ta phải lấy trí tuệ làm sự nghiệp, nếu ai chưa từng học chánh pháp, một sự thành đạt nào đó ngoài xã hội … rất có thể chúng ta ngộ nhận rằng mình là người khôn ngoan, xuất chúng. Nhưng cái khôn ngoan của thế gian, nó khác với cái trí tuệ mà đức Phật muốn nói.

Người trí là người có cái nhìn về hiện tại lẫn tương lai (đời sau), họ biết khổ và nguyên nhân khổ, con đường dẫn tới diệt khổ, họ biết nhân quả luân hồi, tìm cách chuyển hoá tâm, luôn hành thiện tránh ác, để có cuộc sống an lạc, tự tại như đức Phật dạy:

Nay vui đời sau vui
kẻ thiện hai đời vui
vui thấy mình làm thiện
sanh thiện thấy vui hơn

Người có trí là người luôn nhận ra được vấn đề, mới có hướng giải quyết, cũng như biết mình ngu mới chuyển hóa ngu thành trí, cũng giống như mình bệnh mà không biết mình bệnh, thì làm sao trị cho hết bệnh được.

Câu kệ trên còn dẫn dắt chúng ta đi đến một ý khác trong việc tu tập, cho dù chúng ta có rộng rãi về bố thí … thanh tịnh gìới luật, có kiến thức sâu rộng về Phật Pháp… tất cả những sự thành tựu rất cần thiết, nhưng chưa đủ, nếu chúng chưa là một thánh nhân thì chưa có thể tin vào tâm của mình. Do đó tất cả những vấn đề phiền não là những vấn đề mà chúng ta cần giải quyết. Cho nên trong câu kệ này, cho dù chúng ta có khác hơn người bạn móc túi trong hội chúng đi nữa, chúng ta vẫn chưa giải quyết được vấn đề của chính mình. Nếu ngày nào mình chưa tìm thấy được vấn đề trong việc tu của mình thì chúng ta chưa tiến bộ được.

Chúng ta nghe Thầy nói “ nhân thân nan đắc, Phật Pháp nan văn” – Vì chánh Pháp đi ngược lại với bản năng ham muốn dục lạc của thế gian, của người đời. Chính nhờ cái khó đó mà chúng ta cố gắng, lợi dụng thân người để tu tập chuyển hóa mà từ ngu thành trí, từ mê thành ngộ, từ phàm thành thánh.

Tóm lại, câu kệ trên bất cứ ai, tại gia hay xuất gia, luôn nhận ra được vân đề của chình mình, người đó mới có cơ hội tiến bộ, đó là pháp học hay pháp hành. Nếu mình chưa phải là thánh nhân thì sư tự học của chúng ta phải thường xuyên liên tục, nhờ vậy mà thành người trí, và đó cũng chính mình là món quà tặng cho mình và cho người.

Hội Phật học Nalanda được Thượng Tọa Thích Linh Tấn thành lập năm 2012 tại London, Anh, để tạo nơi tu học và thực hành giáo Pháp Phật cho Phật tử. Sau khi lập đạo tràng tại Anh, Thầy trở về Úc hoằng Pháp. Năm 2014, Thầy thành lập Lộc Uyển Pháp Viện tại Deer Park, Victoria, đáp ứng nhu cầu tu học của Phật tử Úc. Lộc Uyển Pháp Viện là chỗ nương tựa vững chắc cho Phật tử thực hành thiền định, tụng kinh, giảng dạy, làm Phật sự và tổ chức các đại lễ Phật giáo.

Lộc Uyển Pháp Viện

183 Station Road

Deer Park VIC 3023

Australia

Email: [email protected]

 

Hội Phật Học Nalanda UK

Mã số: 1195038

83 Brookhill Road

Woolwich SE18 6 TT London

United Kingdom

Email: [email protected]

© 2025 Lộc Uyển Pháp Viện. All rights reserved.
Hội Phật học Nalanda được Thượng Tọa Thích Linh Tấn thành lập năm 2012 tại London, Anh, để tạo nơi tu học và thực hành giáo Pháp Phật cho Phật tử. Sau khi lập đạo tràng tại Anh, Thầy trở về Úc hoằng Pháp. Năm 2014, Thầy thành lập Lộc Uyển Pháp Viện tại Deer Park, Victoria, đáp ứng nhu cầu tu học của Phật tử Úc. Lộc Uyển Pháp Viện là chỗ nương tựa vững chắc cho Phật tử thực hành thiền định, tụng kinh, giảng dạy, làm Phật sự và tổ chức các đại lễ Phật giáo.
© 2025 Lộc Uyển Pháp Viện. All rights reserved.