Lộc Uyển Pháp Viện

183 Station Road
Deer Park VIC 3023 Australia

Kinh Pháp Cú Câu Kệ 65

Phật tử: Huệ Như

Kinh Pháp Cú: verse 65

Quế hương bất viễn thư hương viễn

Thế vị vô như đạo vị trường

Hai câu thơ trên có nghĩa là hương thơm của quế hương không thoảng xa bằng mùi thơm của kinh sách – mùi ngon ngọt của đời không kéo dài lâu xa bằng mùi vị của đạo Pháp.

Đức Phật của chúng ta là bậc đạo sư vĩ đại. Một trong những bộ Kinh Ngài để lại cho chúng ta dễ học và dễ nhớ để áp dụng trong cuộc sống đó là kinh Pháp Cú. Và một trong những bài kệ mà chúng con đã được học và rất tâm đắc và xem như là kim chỉ nam dẫn đường cho con tu tập đạo pháp. Bài kệ về người trí đuợc đức Phật tả như sau:

PaliVietnamese
“Muhuttamapi ce viññū
Paṇḍitaṃ payirupāsati;
Khippaṃ dhammaṃ vijānāti,
Jivhā sūparasaṃ yathā”.
Người trí dầu một khắc,
Thân cận người có trí
Biết ngay chân diệu pháp
Như lưỡi với vị canh

Đức Phật dạy câu kệ trên tại Kỳ Viên cho 30 thanh niên trẻ, tại rừng Kapasika khi họ đang đi tìm người nữ vì đã bị lấy hết tất cả đồ đạc sau cuộc vui chơi khoái lạc. Sau khi họ gặp Đức Thế Tôn giảng dạy và họ đã chứng Tu Đà Hoàn.  Họ vâng lời Phật dạy đến nhận y bát và họ đã giữ được 13 phạm hạnh.  Sau một thời gian dài họ trở về gặp Phật nghe Phật thuyết pháp về vô sanh nhẫn.  Họ đã chứng được A La Hán.

Vì Chánh Pháp có khả năng đoạn trừ dục lạc chiến thắng ma quân chứng thánh đạo quả. Khi nói đến trí tuệ người ta thường nhầm lẫn giữa trí tuệ của nhà Phật và trí tuệ thế gian. Trước khi tìm hiểu về  câu kệ trên, ta nên tìm hiểu rỏ giữa trí huệ của nhà Phật và trí tuệ thế gian. Ở thế gian học rộng hiểu nhiều, tinh thông nhiều vấn đề, phát minh khám phá nhiều điều mới lạ v.v..Vì thu góp những sở học mà có, góp nhặt bên ngoài mà vào nên còn những vọng chấp phân biệt nên nó thuộc thế trí biện thông.  Ngược lại trong nhà Phật nói đến đó là “Trí Huệ Bát Nhã” hay còn gọi là “chơn trí diệu huệ” vì đây là trí huệ siêu xuất thế gian, phải từ trong chơn tánh mà hiển lộ.  Đó là cái trí huệ tột cùng do nhờ công năng quán chiếu thiền định mà có nghĩa là không vây mượn bên ngoài. Trí huệ này còn được gọi là vô sư trí, tức cái trí không do học hỏi mà có. Còn thứ trí huệ do học hỏi  nghiên tầm chánh pháp mà có thì nhà Phật gọi là “hữu sư trí” vì cần phải có thầy hướng dẫn chỉ dạy.

Người trí là người luôn sống trong tỉnh thức chánh niệm nên mọi vật xung quanh xảy ra, một hành động cử chỉ, một lời nói của người trí khác thì cả hai điều hiểu và thông đạt một cách dể dàng như Ngài Xá Lợi Phất có cơ duyên gặp Ngài Mã Thắng được giảng giải về lý duyên sinh qua bài kệ     

“Chư Pháp tùng duyên sinh
Diệc tùng nhân duyên diệt
Ngã Phật Đại Sa Môn
Thường tác như thị thuyết”

Nghe được thuyết duyên sinh Ngài Xá Lời Phất thấu được sự thành hoại của vũ trụ mà đi đến Trúc Lâm tịnh xá nghe Đức Phật thuyết về lý vô ngã niết bàn và Ngài đã chứng quả. Cũng như thế Lục Tổ Huệ Năng khi nghe được câu “Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm” Ngài đã tỏ ngộ.  Đã có biết bao nhiêu người trí đã thông đạt như thế. Chúng ta căn cơ thấp bé cần được nương tựa người trí, bậc thấu đạt chân lý của cuộc đời do tham sân si dục lạc trói cột.

Tổ Quy Sơn có câu “Thân phụ thiện giả như vụ lộ trung hành” gần gũi người lành như đi trong sương, tuy không thấy ướt áo mà lần lần thắm nhuần.  Như buổi sáng sớm có sương chúng ta đi ngoài trời, tuy không thấy sương rơi ướt áo, nhưng một lát sau cảm thấy hơi sương ướt lành lạnh.  Cũng thế được gần Thầy lành bạn tốt, không phải chúng ta được tốt ngay, nhưng sống gần gũi lâu ngày tự nhiên có sư nhuần thấm.  Về bản thân tự nhận thấy sự thay đổi rõ rệt trong thâm tâm của mình, nhờ gần gũi những bạn lành để có thể chỉ dạy, góp ý, cùng tiến tu.  Nên chúng ta cần phải chọn Thầy chọn bạn là như thế “sanh ta là cha mẹ, làm nên ta là Thầy bạn”.  Vì thế, phước duyên lắm được gặp thiện hữu tri thức chỉ dạy nên người hữu dụng.

Giáo pháp của Đức Phật ban rải khắp mọi nơi với tâm đồng thể đại bi, trí tuệ phóng khoáng siêu việt, truyền thừa linh động với mọi căn cơ qua các thời đại.  Như một dòng nước mát xoa dịu nỗi khổ đau giúp cho moi người vượt qua những chướng ngại trên con đường tu học và song song đó các Thầy và những bạn tốt đồng tu người có trí các bậc Thiện hửu tri thức không thể thiếu trên đường học Phật sống một cách tốt đẹp và có ý nghĩa hơn.  Những lời dạy thiết thực đó ứng dụng vào cuộc sống tu tập của mọi người một cách tinh tấn thì những phiền não sẽ biến thành hương thơm se mát.  Đó chính là hương vị giải thoát, chúng ta sẻ trở về cội nguồn nhân bản đích thực của đời mình.

Hội Phật học Nalanda được Thượng Tọa Thích Linh Tấn thành lập năm 2012 tại London, Anh, để tạo nơi tu học và thực hành giáo Pháp Phật cho Phật tử. Sau khi lập đạo tràng tại Anh, Thầy trở về Úc hoằng Pháp. Năm 2014, Thầy thành lập Lộc Uyển Pháp Viện tại Deer Park, Victoria, đáp ứng nhu cầu tu học của Phật tử Úc. Lộc Uyển Pháp Viện là chỗ nương tựa vững chắc cho Phật tử thực hành thiền định, tụng kinh, giảng dạy, làm Phật sự và tổ chức các đại lễ Phật giáo.

Lộc Uyển Pháp Viện

183 Station Road

Deer Park VIC 3023

Australia

Email: [email protected]

 

Hội Phật Học Nalanda UK

Mã số: 1195038

83 Brookhill Road

Woolwich SE18 6 TT London

United Kingdom

Email: [email protected]

© 2025 Lộc Uyển Pháp Viện. All rights reserved.
Hội Phật học Nalanda được Thượng Tọa Thích Linh Tấn thành lập năm 2012 tại London, Anh, để tạo nơi tu học và thực hành giáo Pháp Phật cho Phật tử. Sau khi lập đạo tràng tại Anh, Thầy trở về Úc hoằng Pháp. Năm 2014, Thầy thành lập Lộc Uyển Pháp Viện tại Deer Park, Victoria, đáp ứng nhu cầu tu học của Phật tử Úc. Lộc Uyển Pháp Viện là chỗ nương tựa vững chắc cho Phật tử thực hành thiền định, tụng kinh, giảng dạy, làm Phật sự và tổ chức các đại lễ Phật giáo.
© 2025 Lộc Uyển Pháp Viện. All rights reserved.