Lộc Uyển Pháp Viện

183 Station Road
Deer Park VIC 3023 Australia

Kinh Pháp Cú Câu Kệ 67

Phật tử: Huệ Chân

Phật nói kinh Pháp Cú tại Kỳ Viên, liên quan đến anh nông dân bị kết tội oan.

Hôm đó, anh nông dân đang cày trên thửa ruộng của mình, gần thành xá vệ, thấy Thế Tôn và trưởng giả A Nan đi ngang anh đảnh lễ và tiếp tục công việc của mình. Thế Tôn không nói gì, chỉ đi đến chổ túi tiền rơi trước đó, sau khi quan sát thế gian và thấy rõ mọi chuyện, Ngài chỉ cho A Nan bảo A Nan “Hãy xem, A Nan một con rắn độc”. A Nan thưa: “Bạch Thế Tôn! Con đã thấy một con rắn độc chết người”. Sau khi Đức Phật bỏ đi, anh nông dân tiến lại chỗ rắn và nhận ra mọi chuyện. Anh ta không cần biết những gì ở bên trong, anh ta đào đất chôn túi tiền và tiếp tục cày. Trời sáng, chủ nhà kia phát hiện bị mất tiền, nên đuổi theo bọn trộm, đến thửa ruộng của anh nông dân, họ tìm thấy dấu chân anh, chỗ chôn túi tiền. Họ đào đất lấy túi tiền lên, sau đó mắng và nên cho anh một trận. Cuối cùng họ bắt anh dẫn lên nhà vua sau khi nghe qua sự việc nhà vua ra lệnh xử tử trên đường ra pháp trường, anh chỉ một bề lặp đi lặp đi lặp lại. Hãy xem A Nan một con rắn độc.

Bạch Thế Tôn! Con đã thấy một con rắn độc chết.

Quân lính ngạc nhiên hỏi anh, nhưng anh chỉ muốn giải thích khi đã gặp vua, và anh được như ý. Trước mặt vua anh kể rõ mọi chuyện và xác nhận mình không phải bọn trộm. Vua ngẫm nghĩ anh ta đã nêu danh Đức Thế Tôn bậc cao tột trong thế gian làm chứng thì thật không đúng nếu kết tội và vua quyết dắt anh đến gặp Phật để làm sáng tỏ. Sau khi được xác nhận câu chuyện xãy ra. Vua hiểu hết tự sự và kết luận. Bạch Thế Tôn, nếu anh nông dân không nói tên một bậc như ngài để làm chứng, thì anh ta đã không khỏi tội chết. Anh ta đã tự cứu lấy mạng do lặp lại lời của Phật và Phật bảo: “Đại Vương! Một người trí sẽ không hành động để phải hối hận”. Rồi ngài đọc bài Pháp Cú:

Nghiệp làm không chánh thiện
Làm rồi sanh ăn năn
Mắt nhuốm lệ khóc than
Lãnh chịu quả dị thực.

Dẫu rằng tham là nguồn gốc của mọi nổi khổ niềm đau, nhưng có mấy ai đủ phước, để nhận diện ra nó, rồi cởi bỏ oan trái, sai lầm. Lòng tham không chỉ dừng lại ở tài, sắc, danh, thực, thùy mà là nó ở muôn hình vạn trang. Và vì vô minh, nhiều đời tích lũy những nghiệp bất thiện nên chúng ta dễ dàng chấp nhận, cái xấu ác hơn là những việc mâng lại lợi ích cho mọi người. Bao giờ thì mình nhận ra cuộc sống này nếu định hướng sai lầm, sẽ làm cho chúng ta uổng kiếp làm người. Và khi nào, ta sẽ nhận thấy sai trái từ những việc làm xấu, có thể dẫn đến cái chết như anh nông dân thời Đức Phật.

Có thể chúng ta sẽ thông cảm cho cái nghèo của anh nông dân, vì sau khi được Đức Phật và trưởng giả A Nan cảnh tỉnh. “Hãy xem A Nan một con rắn độc chết người”! “Bạch Thế Tôn! Con đã thấy một con rắn độc chết người”! Anh nông dân vẫn u mê, không nhận ra hậu quả, để rồi đào đất chôn túi tiền, thay vì hô oán cho mọi người cùng biết để trả túi tiền cho người bị mất! Anh ta đã không chọn giải đáp tốt nhất, và sung sướng làm được việc tốt, mà là thấp thỏm, lo âu, chờ mọi việc êm xuôi để túi tiền thuộc về mình. Và khi tai họa ập đến, có thể anh ta đã thức tỉnh ăn năn nên chỉ thấy anh chấp nhận bị đánh đập, không hề van xin, khóc lóc, kể cả khi mang anh ra pháp trường xử tử, anh chỉ một lòng lặp lại lời của Đức Phật và trưởng giả A Nan.

May mắn thay! Mạng sống của anh ta cuối cùng được giữ lại, khi anh ta được nhà vua một người Phật tử chân chính, yêu kính Đức Thế Tôn chấp nhận dắt anh nông dân gặp Đức Phật để làm rõ mọi chuyện. Điều này có thể hiểu, nếu Đức vua thuộc tôn giáo khác, liệu ngài có để ý đến chuyện gặp Đức Thế Tôn không? Anh nông dân sẽ ra sao? Có chăng những ai thật phúc đức sẽ gặp được Đức Thế Tôn, hay học được giáo Pháp của Ngài… Về phía Đức vua, sau khi được Đức Thế Tôn dạy bảo: “Đại Vương! Những người trí sẽ không hành động những việc để phải hối hận, chắc hẳn Đức vua vị có quyền lực cao nhất sẽ phải cân nhắc kỹ lưỡng, mỗi lần phán xử về sau. Ở đây, người ngu tham lam, như anh nông dân và người trí, như Đức Vua, cũng đã được một bài học quý giá. Còn chúng ta được gì sau bài học này và vô số những bài học từ khi còn rất nhỏ như “ông lão đánh cá và con cá vàng, tham thì thâm v.v… có đủ để chúng ta đọc tụng “chiếu kiến ngũ uẩn giai không…”. Chúng ta có hiểu hết và đã làm những gì…

Dẫu sao cái thấy biết là nghiệp…một quy luật rất công bằng cho tất cả mọi loài. Việc làm tốt sẽ mang lại hạnh phúc an vui. Việc làm xấu sẽ phải trôi lăn trong 6 nẽo luân hồi không biết có còn phước duyên để than thở:

“Ma đưa lối quỷ đưa đường. Lại tìm những chốn đoạn trường mà đi”.

Hội Phật học Nalanda được Thượng Tọa Thích Linh Tấn thành lập năm 2012 tại London, Anh, để tạo nơi tu học và thực hành giáo Pháp Phật cho Phật tử. Sau khi lập đạo tràng tại Anh, Thầy trở về Úc hoằng Pháp. Năm 2014, Thầy thành lập Lộc Uyển Pháp Viện tại Deer Park, Victoria, đáp ứng nhu cầu tu học của Phật tử Úc. Lộc Uyển Pháp Viện là chỗ nương tựa vững chắc cho Phật tử thực hành thiền định, tụng kinh, giảng dạy, làm Phật sự và tổ chức các đại lễ Phật giáo.

Lộc Uyển Pháp Viện

183 Station Road

Deer Park VIC 3023

Australia

Email: [email protected]

 

Hội Phật Học Nalanda UK

Mã số: 1195038

83 Brookhill Road

Woolwich SE18 6 TT London

United Kingdom

Email: [email protected]

© 2025 Lộc Uyển Pháp Viện. All rights reserved.
Hội Phật học Nalanda được Thượng Tọa Thích Linh Tấn thành lập năm 2012 tại London, Anh, để tạo nơi tu học và thực hành giáo Pháp Phật cho Phật tử. Sau khi lập đạo tràng tại Anh, Thầy trở về Úc hoằng Pháp. Năm 2014, Thầy thành lập Lộc Uyển Pháp Viện tại Deer Park, Victoria, đáp ứng nhu cầu tu học của Phật tử Úc. Lộc Uyển Pháp Viện là chỗ nương tựa vững chắc cho Phật tử thực hành thiền định, tụng kinh, giảng dạy, làm Phật sự và tổ chức các đại lễ Phật giáo.
© 2025 Lộc Uyển Pháp Viện. All rights reserved.