Trúc lâm có người làm vườn Sumana, mỗi sáng người làm vườn này dâng hoa lên vua Bình Sa Vương tám bó hoa lài mỗi bó nhận tám tiền. Hôm đó, trên đường, mang hoa vào thành anh thấy Đức Phật đang khất thực với chúng Tỳ Kheo, hào quang sáu màu, đầy hùng lực, với 32 tướng tốt và 80 vẻ đẹp. Lòng phân vân không biết phải làm sao, chợt nghĩ đến bó hoa liền muốn dâng lên cúng Phật. Vẫn bi ết rằng nhà vua có thể cầm tù, hay giết…nếu không dâng hoa cho vua, nhưng anh không sợ vẫn muốn cúng cho Phật. Nếu dâng hoa cho vua anh chỉ nhận tiền mà thôi (kéo dài mạng sống trong kiếp này) còn dâng cho Thế Tôn sẽ được an lạc, cứu độ hằng triệu kiếp. Nghĩ thế, anh quyết đổi mạng sống mình cho Phật. Chính niềm tin kiên cố và lòng hoan hỷ đó, anh quyết cúng dường Phật.
Sau đó toàn thân anh tràn ngập niềm hoan hỷ. Anh ta kể cho vợ nghe, vợ anh quá ngu si, tru tréo mắng nhiếc chồng và đem con đến hoàng cung gặp vua, kể chuyện của chồng và đòi bỏ chồng. Khi vua Bình Sa Vương là thánh đệ tử của Phật. Ngay lần đầu gặp Phật đã chứng quả dự Lưu, có niềm tin kiên cố và tâm an bình. Vua hiểu người vợ chưa tin vào sự cúng dường Phật và nói ta sẽ xử hắn sau. Nhờ thế, vua bảo người vợ về. Lúc ấy đức Phật đi vào thành, qua đường phố dừng trước cổng hoàng cung. Vua thỉnh Phật vào, nhưng Ngài chọn sân ngoài hoàng cung, vua ra lệnh cấp tốc một lều che và Phật ngồi giữa lều, chúng Tỳ Kheo chung quanh.
Tại sao Phật chọn bên ngoài như thế? Vì Ngài muốn dân chúng thấy được Ngài, vì muốn tuyên dương rộng rãi đức hạnh của người tốt, Sumana. Sau đó đức Phật và chư Tăng thọ thực, dùng xong hồi hướng công đức, Phật và đám đông đi về tịnh xá. Sau khi tiễn Phật xong, vua gặp anh làm vườn và nghe anh kể lại lời đã nói với Phật rằng, vua có thể giết hay đuổi anh ra khỏi nước. Vua nghe xong và khen anh la một bậc đại nhân và thưởng cho anh 8 voi, 8 ngựa, 8 giai nhân, 8 tỳ nữ, 8 bộ châu báu, 8 ngàn đồng tiền, 8 cung nữ trong hậu cung và 8 làng chọn lọc.
Trưởng lão A Nan nghe tiếng reo hò không biết chuyện gì, thắc mắc không biết anh làm vườn được phước báu gì? Liền hỏi Phật và Phật nói! Này A-nan hành động của người làm vườn là không phải việc nhỏ. Anh ta đã giao mạng sống cho Ta và xưng tán Ta. Vì anh ta đặt niềm tin nơi Phật. Anh ta sẽ không rơi vào đường khổ suốt trăm ngàn kiếp, mà còn được hưởng quả phúc ở cõi trời, cõi người và sẽ trở thành vị Phật Độc Giác tên Sumana.
Sau quá trình dài được Thầy giảng dạy, con thấy mình ngày càng hiểu hơn những lời dạy của Phật trong các Pháp. Trong kinh Pháp Cú Đức Phật dạy chúng ta, chỉ nên làm việc gì đừng ân hận về sau, để mỗi khi nhớ lại chỉ cảm thấy hoan hỷ:
“Và việc làm chánh thiện,
Làm rồi không ăn năn,
Hoan hỷ ý đẹp lòng,
Hương thọ quả dị thục”.
Bài kệ trên cũng không ngoài những bài giảng của Thầy vì nó kết hợp lại tất cả những gì con đã được học, tức là trong Pháp Phật “tâm vẫn luôn dẫn đầu các Pháp”, Đức Phật đã xác nhận cho chúng ta biết “ý thức” của con người rất quan trọng trong vấn đề tu tập, theo đường hướng của đạo Phật. Vì ý thức (tâm) chủ động tạo tác mọi vấn đề trong cuộc sống, tốt hoặc xấu đều do nó. Với tấm lòng thành đối với Đức Phật, dù hiện tại trong tay anh không có gì ngoài 1 bó hoa. Tuy biết sẽ bị nhà vua phạt anh với đủ mọi hình thức và có thể sẽ mất mạng. Nhưng anh vẫn quyết tâm dâng bông cúng Phật. Ở đây chúng ta thấy anh Sumana có lòng tin kiên định với tấm lòng thành và lòng hoan hỷ đối với Đức Phật một cách mãnh liệt. Bỡi do anh thấy ở Ngài một sự uy nghiêm toát lên vẻ hùng lực của Đức Phật với xung quanh hào quang tỏa sáng, không có ai sánh bằng. Ngài với 32 tướng tốt, 80 vẻ đẹp. Cho nên bất kể ai hể gặp Ngài là không thể bỏ đi, phải cúi đầu đảnh lễ, không riêng gì anh Sumana.
Chúng ta thấy bốn câu kệ trên nó ẩn chứa sâu xa những lời của Phật dạy. Với tâm bình an sẽ sanh hạnh phúc và phước báu công đức cũng chính trong ý niệm của chúng ta mà thôi. Chính vì tâm là chủ, tâm tạo tác và tâm cũng tạo nên nghiệp. Vậy nghiệp là gì? Nghiệp chính là khái niệm dùng để chỉ quy luật chung nhất là về nguyên nhân và kết quả (nhân và quả): mỗi tác động (nghiệp) có tác ý nhất định sẽ tạo thành quả. Con xin kể sơ về các loại nghiệp để mọi người cùng tham khảo thêm.
Nghiệp có nhiều loại:
Do Đức Phật thấu suốt được lý này nên chân lý của đạo Phật mới có thể giải quyết mọi sự khổ đau của con người. Như bà vợ của anh làm vườn, do không tin vào chân lý cũng như không tin vào sự mầu nhiệm đó, dúa ngu si với tâm ích kỷ, nên la mắng chồng và đem con đến hoàng cung để gặp vua, kể chuyện của chồng và nhờ vua xử. Bất kể là ai sống trên đời, nếu không biết học, hiểu và thực hành theo Pháp thì cuộc sống cũng sẽ giống như người vợ này. Chính vì Đức Phật đã nhận ra và thấy được sự si mê, ngu si, tham lam của chúng sanh nên Pháp Phật ra đời, để giải quyết mọi sự đau khổ của chúng sanh.
Trong bài “Người làm vườn”, Sumana đã thể hiện được tất cả các Pháp: xuất thế gian Pháp – Pháp thế gian – phước báu – quả dị thục – nghiệp. Xuất thế gian Pháp: chính là Pháp này vượt ra ngoài ba cõi, xa lìa sanh tử. Nhưng nguồn gốc của nó vẫn chính là Pháp thế gian.
Pháp thế gian: là nói về những vấn đề luân thường đạo lý, là trách nhiệm của con người.
Khổ đau của chúng ta tùy thuộc vào sự chín của hạt giống tội lỗi. Ngược lại hạt giống thiện chín thì sẽ có hạnh phúc.
Tóm lại:
Bài kệ trên mang một ý nghĩa vô cùng quan trọng trong đời sống của mỗi người chúng ta. Nếu chúng ta làm bất cứ điều gì với tâm thiện tức là sự tư duy thiện, sự tư duy thiện sẽ biến ra lời nói và hành động thiện. Khi tâm thiện khởi, thì lời nói hay hành động đều thiện, tức là nói và hành động không làm khổ mình, khổ người và khổ chúng sanh:
“Hạnh phúc sẽ theo ta
Như bóng không rời hình” và
“Nghiệp làm chánh thiện.
Làm rồi không ăn năn,
Hoan hỷ ý đẹp lòng,
Hưởng thọ quả dị thục”.
Đúng như lời Phật dạy “tâm tạo phước mà cũng tạo ác” – “gieo nhân gì gặp quả đó”.
Lộc Uyển Pháp Viện
183 Station Road
Deer Park VIC 3023
Australia
Email: [email protected]
Hội Phật Học Nalanda UK
Mã số: 1195038
83 Brookhill Road
Woolwich SE18 6 TT London
United Kingdom
Email: [email protected]