Pali | Vietnamese |
Madhumva mannati balo yava papam na paccati yada ca paccati papam atha dukkham nigacchati. | Người ngu nghĩ là ngọt Khi ác nghiệp chưa thành Ác nghiệp thuần thục rồi Người ngu chịu khổ đau. |
Verse 69: As long as the evil deed does not bear fruit, the fool thinks it is sweet like honey; but when his evil deed does bear fruit, the fool suffers for it.
Đức Phật nói về Câu chuyện của Tỳ Kheo ni tên Liên Hoa Sắc Uppalavanna, tại vườn Kỳ-đà, Cấp-cô độc viên, Bà vốn là con của một đại phú hào. Bà có sắc đẹp tuyệt trần, hình dáng mỏng manh như là sen xanh và cử chỉ thì rất là khiêm cung và nhẹ nhàng, nổi tiếng về nhan sắc và có hiệu là Liên Hoa Sắc. Xuất gia thành Tỳ Kheo Ni, lấy Kasina lữa làm đề mục để quán chiếu và chứng được A-la-hán. Bà quyết định dời nơi tu tập vào khu rừng rậm, vắng vẻ chọng cuộc sống độc cư.
Một ngày nọ Bà sang sớm đi vào làng khất thực, khi về đến nhà thì bị Nanda (con của người cậu của Bà), đã lâu nay yêu thầm và đã có dụng ý, mưu đồ để cưỡng hiếp Bà, mặc dù Bà đã kêu la “Nanda là thằng khốn! Hãy ngưng ngay hành động tổn thương, xấu ác ngay”! Nhưng Nanda vẫn không nghe, sau khi thỏa mãn dục vọng, Nanda bỏ đi vài bước thì đất mở ra và nuốt trọng và chôn sống ông.
Đức Phật nói bài kệ trên
Sau khi nghe bài kệ, rất nhiều người đã chứng quả Tu-đà-hoàn. Sau đó đức Phật gởi cái thông điệp lo âu cho sự an nguy của Ni chúng đến đức Vua Ba-tư-nặc, ngay sau đó đức Vua đã tạo lập tu viện cho ni chúng.
Câu chuyện trên khiến chúng ta thấy rằng, nhân quả có thể đến ngay trong đời này được gọi là hiện báo hay cấp hiệu nghiệp, thường những hành vi như ngũ nghịch tội (giết cha,mẹ, A-la-hán, pháp hoà hợp tang, làm thân Phật chảy máu); những loại nghiệp phải trả trong kiếp kế tiếp gọi là “thuận sinh nghiệp- cũng hoãn hiệu nghiệp”; và cuối cùng là phải trả không định được thời gian, trong nhiều kiếp sau nữa đó là hậu báo – vô định kỳ.
Bà Liên Hoa Sắc tuy đã chứng lậu tận thần thông, nhưng chưa chứng 5 thần thông còn lại đó là 1) thiên nhãn thông; 2) thiên nhĩ; 3) thần túc 4) túc mạ; 5) tha tâm thông. Điều này cho chúng ta thấy Bà mặc dù đã bậc A-la-hán, nhưng nếu không có hay chưa chứng thiền chỉ thì không thể vận dụng Ngũ thông, rất hợp với tinh thần của Vi Diệu Pháp. Hơn thế đó, Bà tuy đã bị cưỡng hiếp nhưng vì tâm của bậc A-la-hán, thì sự kiện ấy ví như là giọt nước rơi xuống lá sen, thì không hề bị dính mắc.
Câu kệ này giúp chúng ta sống hãy cận thận về lời nói và việc làm, không nuôi dưỡng những âm mưu, khế hoạch để hại hay tôn thương người khác dù là bậc thánh hay phàm nhân. Đức Phật dạy hãy thương tất cả các loài chúng sanh từ cò bay, cựa động vi tế côn trùng. Nanda đã nuôi dưỡng tâm bất thiện từ lâu và lên kế ho ạch để cưỡng hiếp bậc A-la-hán, tội này cực ác, cũng vì tham sắc dục, tưởng là vui nhưng sau đó thì ngàn đời đau khổ, thế mới nói là Nanda “bất tri lạc thị khổ nhân”, nghĩa là cái vui của Nanda, mà không biết đó chính là nhân của khổ đau”.
Nhân nào quả nấy, trong ý nghĩa là nhân ác tức sẽ có quả khổ đau, nhân thiện thi ắt sẽ có quả vui. Đây gọi là định luật nhân quả không bao giờ sai và áp dụng một cách bình đẳng đối với tất cả cúng sanh trong vũ trụ này. Vậy, chúng ta hãy khéo tác ý và hành động sáng suốt và chọn niềm vui trong đời, đó là quyền lựa chọn hoàn toàn tùy thuộc vào chúng ta.
Khi một người tạo nhân ác, khi quả báo chưa đến, họ tưởng là không có nhân quả, hay nhân quả đúng,nhân quả phải trải qua ba thời kỳ; hiện báo, sanh báo kiếp kế tiếp và vị lai là hậu báo. Có khi uả báo chưa đến, họ tưởng là không có nhân quả, hay nhân quả đúng, họ không biết rằn vừa gây nhân là kết quả liền, trong nhà Phật gọi đó là hiện báo, đời này gây thì đời này phải trả, chẳng qua tùy nhân gây tạo mà có mau chậm, đừng nghĩ rằng khi vui ta tạo nghiệp ác mà không ai thấy biết, nó luôn luôn theo ta như bóng theo hình.
Lời Phật dạy không bao giờ sai chạy một mảy may, biết vậy ta không thể lơ là trong việc tu hành, vì vậy ta phải sống trong chánh niệm từng giây phút, ta luôn nhớ đến nhân quả, thì đời sống của ta sẽ được an vui. Vì nhớ đến nhân quả ta nhớ cố gắng vun bồi trí tuệ và tạo thêm điều lành đúng như lời Phật dạy.
Nhưng khi ác nghiệp đã thuần thành rồi thì họ nhất định phải chịu nhận quả đắng cay.
Hạnh Vinh
Lộc Uyển Pháp Viện
183 Station Road
Deer Park VIC 3023
Australia
Email: [email protected]
Hội Phật Học Nalanda UK
Mã số: 1195038
83 Brookhill Road
Woolwich SE18 6 TT London
United Kingdom
Email: [email protected]