Những câu nói của Đức Phật nhằm khuyên dạy các đệ tử đã được các Chư Tổ kết tập lại thành Kinh Pháp Cú. Bao lời dạy của Đức Từ Phụ chính là con đường chánh đạo để nhắc đương cơ tinh tấn tu tập nhằm ly khổ được vui. Thế nhưng để đi đến giải thoát và giác ngộ. Đức Bổn Sư luôn nhấn mạnh sự quan trọng tất yếu của trí tuệ (Panna) và chỉ có trí tuệ mới có thể đưa con người đến bờ giác. Đối tự với vô minh hay cũng chính là kẻ ngu, Kinh Pháp Cú gửi gắm trọn một phẩm để dạy người ngu. Bài viết này xin mạo muội góp nhặt lại một số diễn giải từ sự lãnh hội nơi bài giảng của Thầy cho câu 72 – PHẨM NGU:
Vietnamese | Pali | English |
Tự nó chịu bất hạnh, Khi danh đến kẻ ngu. Vận may bị tổn hại, Đâu nó bị nát tan. | Yavadeva anatthaya Nattam balassa jayati Hanti balassa sukkamsam Muddhmassa vipatayam | The skill of a fool can only harm him; it destroys his merit and his wisdom |
Trước tiên, xin được phép tóm tắt khái niệm về người ngu trong đạo Phật. Đức Phật dạy “Này các Tỳ Kheo, bị vô minh che đậy, bị tham ái trói buộc, thân này của người ngu không đoạn tận. Tham ái ấy, người ngu không tận trừ vì cớ sao? Này các Tỳ Kheo, người ngu sống phạm hạnh không phải vì chân chánh đoạn tận khổ đau. Do vậy, người ngu khi thân hoại mạng chung, đi đến một nơi khác, vị ấy không thoát khỏi sanh già bệnh chết, sầu bi khổ ưu não. Ta nói rằng vị ấy không thoát khỏi khổ đau”. Thật vậy, người ngu si luôn lặn hụp trong sanh tử luân hồi, vì vô minh và thiếu tuệ giác đã biến cái “tự ngã” là sự ngu dốt của mình thành kẻ thù gây ra khổ đau cho chính mình. Qua câu chuyện của người học trò tham danh (câu 72 – Phẩm Ngu) chúng ta có thể thấy rõ rằng kẻ ngu ham danh lợi là mối nguy hiểm cho chính bản thân mình và những người xung quanh. Bởi phạm hạnh không phải, người học trò tha hóa biến chất theo nghề học bắn đá đã sử dụng sài lạc tài nghệ của mình phải từ đó chính hòn đá của anh đã giết chết vị Phật Độc Giác ngay tại chỗ. Do cái nhân không lành, do cái nghiệp bất thiện, anh học trò có tài mà không có đức này chẳng thể nào thoát khỏi khổ đau. Anh ta đã tái sinh làm ngạ quỹ luôn bị hành hạ bởi những búa tạ cháy đỏ vung lên và hạ xuống liên tục trên đỉnh đầu.
Từ câu chuyện của người học trò có tài nhưng kém đức, chúng ta có thể sâu sắc nhận thức được rằng chỉ có trí tuệ mới là phương tiện để đưa đến giác ngộ và giải thoát. Người học trò không có trí tuệ, không biết phân biệt tà chánh, chân, ngụy nên đã hành trì theo pháp môn sai lầm. Thiết nghĩ rằng, người học trò này nếu biết sử dụng tài năng của mình nơi con đường chánh đạo, biết kết hợp tài và đức của mình lam những việc chân chánh thì anh ta sẽ chẳng “tiêu tan đầu não, héo hon trí người”.
Vẫn hay: “Chút tài mọn, chút thư danh,
Dù thêm vào được cho mình nay mai,
Người ngu vẫn tự hại đời
Tự đưa mình tới cuối trời diệt vong”.
Câu chuyện của người học trò có tài nhưng thiếu trí tuệ làm chúng ta suy ngẫm về thực trạng của xã hội ngày nay. Tài và trí tuệ (hay đạo đức) là những phẩm chất khác nhau nhưng luôn gắn bó rất mật thiết và không thể tách rời. Tài năng cũng trở nên vô dụng nếu như con người không biết sử dụng trí tuệ của mình để dùng tài năng ấy cho cái chung của cộng đồng mà chỉ biết mưu cầu hạnh phúc cá nhân. Con người là những phần tử cần gắn kết lại với nhau để tạo nên giá trị gia đình, cộng đồng và xã hội. Giá trị của một con người được thăng hoa khi người đó biết đặt lợi ích cho mình vào cái chung to lớn hơn, có khát vọng hành động vì hạnh phúc của những người xung quanh. Người biết mang lại an lạc và hạnh phúc cho chính mình và cộng đồng là người có trí tuệ, biết sử dụng tài năng của mình vào mục đích chân chính.
Phật đã dạy “kẻ phàm phu lòng muốn được trí thức mà hạnh động lại dẫn tới diệt vong, nên hạnh phúc bị tổn hại mã trí tuệ cũng tiêu tan”. Cái ranh giới giữa trí thức và trí tuệ rất lớn và gì thế, người phàm phu có tài (kiến thức) nhưng thiếu trí tuệ luôn gây ra khổ đau cho mình và người khác. Người có trí thức có thể là một cuốn tự điển bách khoa toàn thư và có khả năng thao thao bất tuyệt làm về các phạm trù văn hóa, chính trị, thể thao… nhưng chung quy lại đây chỉ là kiến thức mà không có hành, do vậy, người trí thức có thể bị chi phối bởi tác động xung quanh. Người trí thức không được tự tại. Trái lại, bị người trí tuệ là người có một sự hiểu biết chuyên biệt, được định hướng chuyên biệt nhờ vào sự rèn luyện và tụ tập mà có, do vậy, họ được tự tại và an lạc.
Câu 72 từ “PHẨM NGU” với câu chuyện của người học trò có tài nhưng không có trí tuệ có thể áp dụng vào lĩnh vực học đường để giáo dục các em về cách học làm người, cách xây dựng hoài bão và trở thành người hữu dụng cho Tổ Quốc. Rất có nhiều sinh viên học sinh “muốn được trí thức” “muốn được trở thành sinh viên ưu tú” như những chúng bạn cùng học chung, thế nhưng những sinh viên này lại không rèn luyện thực hành việc học tập mà chỉ rong chơi hay bù khú với bạn bè. Vậy thì, những sinh viên này “khác nào muốn được tri thức mà hành động dẫn tới diệt vong”. Bài học lớn cho các em khi con ngồi ở ghế nhà trường là phải chăm chỉ học hành, vun xới và chăm bón “khu vườn kiến thức” của mình bằng hành động rèn luyện, cố gắng và chăm chỉ học hành, hiểu được động lực của học vấn và dùng động lực này gặt hái trí tuệ và hạnh phúc trong tương lai.
Tóm lại, câu 72 trong PHẨM NGU đúc kết lại lời dạy của Đức Phật dành cho đương cơ, đặc biệt là những người có tài nhưng thiếu trí trên con đường tu tập và hành đạo. Những kẻ phàm phu vì nóng lòng muốn có được trí thức nhưng hành động vô minh và thiếu trí tuệ nên dẫn đến hệ lụy là tiêu tan hạnh phúc và nhận lấy sự hủy diệt. Thế nên, chỉ có trí tuệ được tích lũy từ tài năng và kiến thức thông qua sự cần cù rèn luyện, tu tập mới giúp con người (hay Phật Tử nói riêng) đi đến con đường chánh đạo – đó là con ĐƯỜNG CỦA GIẢI THOÁT VÀ GIÁC NGỘ.
Minh Tiến
Lộc Uyển Pháp Viện
183 Station Road
Deer Park VIC 3023
Australia
Email: [email protected]
Hội Phật Học Nalanda UK
Mã số: 1195038
83 Brookhill Road
Woolwich SE18 6 TT London
United Kingdom
Email: [email protected]