Thời gian ra đời của kinh Pháp Hoa
Kinh Pháp Hoa là một trong những bộ kinh lớn của hệ thống Kinh tạng Đại thừa Phật giáo, được các học giả phương Tây cho là một trong hai mươi Thánh thư phương Đông. Sự nghiên cứu về mặt lịch sử ra đời, cũng như khái quát bố cục nội dung kinh là điều cần thiết cho việc học tập, nghiên cứu kinh Pháp Hoa.
Sau khi Đức Phật nhập diệt 100 năm, do những quan điểm, giải thích giáo lý, giới luật có sự khác biệt giữa các nhóm, các phái và giữa các vùng khác nhau cho nên giáo đoàn bắt đầu phân phái. Tổng cộng có đến 20 bộ phái. Trong khi đó, triết lý Bà-la-môn đang có chiều hướng phát triển và tranh chấp ảnh hưởng với Phật giáo, nhu cầu phát triển đổi mới, tạo tác dụng thực tiễn của giáo lý vào đời sống xã hội là một nhu cầu bức xúc. Kinh Pháp Hoa xuất hiện, chủ trương hòa giải mọi mâu thuẫn gay gắt của các dòng tư tưởng Phật giáo Đại thừa trước đó đối với giáo lý truyền thống, tạo sự thống nhất về tư tưởng và đường lối Phật giáo.
Trong bối cảnh đó, Kinh Pháp Hoa xuất hiện, chủ trương hòa giải mọi mâu thuẫn gay gắt của các dòng tư tưởng Phật giáo Đại thừa trước đó đối với giáo lý truyền thống, tạo sự thống nhất về tư tưởng và đường lối Phật giáo. Mặt khác, kinh Pháp Hoa cũng tổng hợp những tư tưởng cốt tủy của kinh Bát Nhã, kinh Hoa Nghiêm, kinh Duy Ma, đồng thời mở ra chân trời mới cho mọi con người trong xã hội: Mọi người đều có Phật tính và đều có khả năng thành Phật.
Sự hình thành kinh Pháp Hoa
Trong Tam Tạng kinh điển của Phật giáo có 12 thể loại khác nhau như Trường hàng, Trùng tụng, Cô khởi…vv. Kinh Pháp Hoa gồm có nhiều thể loại như phần trùng tụng hay gọi là thi kệ được hình giai đoạn đầu kế tiếp là văn trưởng hàng văn xuôi mục đích là làm cho phần kệ được rõ nghĩa hơn. Và sau đó thêm vào những phẩm mới để làm trọn vẹn và thành 28 phẩm.
Ngôn ngữ và cấu trúc kinh Pháp Hoa
Ngôn ngữ của con người chỉ biểu đạt được những thứ bình thường trong cuộc sống, có ý nghĩa tương đối, mang tính cách phiến diện. Trong khi đó chân lý thì toàn diện và siêu việt, có ý nghĩa tuyệt đối. Cho nên dù sử dụng ngôn ngữ tinh xảo bao nhiêu cũng không thể chuyển tải hết sự thật của chân lý. Để biểu đạt, chuyển tải chân lý cho người nghe dễ hiểu, dễ linh ngộ, kinh Pháp Hoa sử dụng phương pháp truyền đạt chân lý cao siêu qua những thứ bình thường, thông dụng trong thế giới tương đối, gần gũi với đời sống con người. Ngôn ngữ kinh Pháp Hoa sử dụng để diễn đạt mục tiêu không phải là sự kiện bên ngoài mà chính là sự thật chứa ở bên trong. Đó là ngôn ngữ mang tính biểu tượng, nói cách khác, ngôn ngữ kinh Pháp Hoa là ngôn ngữ biểu tưởng.
kinh Pháp Hoa được trình bày theo hình thức gồm 7 Quyển và 28 Phẩm. 1. Phẩm Tựa; 2. Phẩm Phương Tiện; 3. Phẩm Thí Dụ; 4. Phẩm Tín Giải; 5. Phẩm Dược Thảo Dụ; 6.Phẩm Thụ Ký; 7. Phẩm Hóa Thành Dụ; 8. Phẩm Ngũ Bách Đệ Tử Thụ Ký; 9. Phẩm Học Vô Học Thụ Ký; 10. Phẩm Pháp Sư; 11. Phẩm Hiện Bảo Tháp; 12. Phẩm Đề Bà Đạt Đa; 13. Phẩm Trì; 14. Phẩm An Lạc Hạnh; 15. Phẩm Tùng Địa Dũng Xuất; 16. Phẩm Như Lai Thọ Lượng; 17. Phẩm Phân Biệt Công Đức; 18. Phẩm Tùy Hỷ Công Đức; 19. Phẩm Công Đức Pháp Sư; 20. Phẩm Thường Bất Khinh Bồ tát; 21. Phẩm Như Lai Thần Lực; 22. Phẩm Chúc Lũy; 23. Phẩm Dược Vương Bồ tát; 24. Phẩm Diệu Âm Bồ tát; 25. Phẩm Quán Thế Âm Bồ tát; 26. Phẩm Đà la ni; 27. Phẩm Diệu Trang Nghiêm Vương Bản Sự; 28. Phẩm Phổ Hiền Bồ tát Khuyến Phát.
Nội dung kinh Pháp Hoa
Kinh Pháp Hoa được giới thiệu 2 hình thức:
Giáo lý Bản Môn lý giải tất cả chúng sinh đều có Phật tánh và đều sẽ thành Phật, kinh Pháp Hoa chiếm vị trí như sau theo 5 thời thuyết giáo của Tông Thiên Thai:
"Hoa Nghiêm tối sơ tam thất nhật
A-hàm thập nhị, phương đẳng bát,
Nhị thập nhị niên Bát-nhã đàm;
Pháp Hoa Niết-bàn cộng bát niên."
Vị trí Kinh Pháp Hoa trong 8 giáo:
Kinh Pháp Hoa ra đời với vai trò hàn gắn sự bất đồng ý kiến trong Phật giáo. Lại đem lại hướng tu cho mọi chúng sinh một đường lối dung nạp và hòa hợp, với tư tưởng Bồ tát siêu xuất. Mọi hiện tượng đều là biểu hiện chân lý, của Pháp Hoa, của bản thể không sanh không diệt. Với triết lý ấy con đường thực hành Bồ-tát hạnh phát triển không ngừng và sẽ trãi qua giai đoan khai thị ngộ nhập tri kiến Phật.
Lộc Uyển Pháp Viện
183 Station Road
Deer Park VIC 3023
Australia
Email: [email protected]
Hội Phật Học Nalanda UK
Mã số: 1195038
83 Brookhill Road
Woolwich SE18 6 TT London
United Kingdom
Email: [email protected]